Inox xước được xem là vật liệu quan trọng mang đến làn gió mới đối với ngành vật liệu trang trí. Nhờ có inox xước mà phong cách trang trí cũng được biến đổi trở nên đa dạng, phá cách mang đến vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng. Để giúp người dùng hiểu rõ hãy cùng Thiết bị bếp công nghiệp Inox Gia Long khám phá khái niệm inox xước là gì, quy trình sản xuất và các loại inox cước phổ biến hiện nay.
Mục Lục
Inox xước là gì?
Mặc dù inox xước là vật liệu khá được ưa chuộng trong ngành trang trí những không phải ai cũng biết inox xước là gì? Được biết, đây là một loại inox thông thường và được mài xước thành nhiều đường đồng đều theo chiều dài của cuộn inox. Ngoài ra, inox xước còn được gọi với nhiều tên khác nhau như inox sọc hay inox hairline.
Xét về các đặc tính lý hóa, inox xước cũng giống với hơn 200 loại inox khác. Đều có độ bền, khả năng chống han gỉ, chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao và dễ dàng định hình. Sự ra đời của inox xước với bề mặt độc đáo giúp cho ngành thiết kế ở nhiều lĩnh vực, hạng mục phát triển hơn.
Quy trình sản xuất inox xước là gì?
Sau khi bạn đọc đã nắm rõ được khái niệm inox xước là gì thì hãy cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất. Vốn dĩ inox xước được cải tiến từ những tấm/cuộn inox thông thường khá trên thị trường. Trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt thì mới có được thành phẩm, cụ thể:
Công đoạn 1: Mài thô
Mài thô là bước đầu tiên nhằm xóa đi bề mặt thô sơ ban đầu của inox. Để thực hiện công đoạn này sẽ sử dụng các loại giấy nhám như P60, P80 và P120. Tùy thuộc và bề mặt ban đầu của inox sẽ sử dụng loại giấy nhám khác nhau. Nếu bề mặt thô xấu thì dùng giấy nhám P60 cho đến khi inox được cải thiện. Sau đó tiếp tục sử dụng để các loại giấy nhám P80 và P120 để xử lý lại giúp bề mặt tăng độ mịn.
Công đoạn 2: Mài tinh
Do ở công đoạn 1 đã thực hiện mài thô tạo độ hằn sâu của những vết xước trên bề mặt. Chính vì thế, khi mài tinh thì nên sử dụng các loại giấy nhám có độ mịn hơn như P180 và P240. Từ đó giúp xóa bỏ những vết xước hằn sâu và tạo nên các vết xước mới có độ dày mảnh và mịn.
Công đoạn 3: Đánh bóng sọc
Ở công đoạn đánh bóng sọc có nhiệm vụ làm cho các vết xước mịn và đồng đều hơn cả về khoảng cách lẫn độ sâu. Lúc này sẽ dùng giấy nhám loại P320 và P400 vuốt lại các đường sọc sao cho hoàn hảo nhất. Cuối cùng sẽ sử dụng nỉ đánh sọc inox chuyên dụng và đánh với tốc độ 1200 – 1500 vòng/phút giúp bề mặt sọc tự nhiên hơn.
Các loại inox xước phổ biến
Hiện nay, trên thị trường cung cấp rất nhiều dòng inox xước với chất liệu và màu sắc khác nhau. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của từng người để lựa chọn vật liệu sao cho phù hợp. Có thể điểm qua một số loại inox xước phổ biến như:
Inox xước trắng
Inox xước trắng là dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất trong tất cả các loại inox xước. Đây là loại inox xước không cần phải mạ màu nhưng vẫn thể hiện được sự độc đáo trong từng sản phẩm. Inox xước trắng thường được sử dụng để làm cabin thang máy, bảng hiệu, chữ nổi,…
Loại inox xước được làm từ các chất liệu inox có khả năng chống ăn mòn cao như inox 304, inox 316… cũng được sử dụng nhiều để chế tạo ra các thiết bị lạnh công nghiệp như tủ đông, tủ lạnh công nghiệp, bàn mát inox…
Inox xước vàng
Inox xước vàng được mạ với màu sáng vàng ánh kim, sáng bóng đem đến tính thẩm mỹ cao khi dùng để trang trí. Vì vậy inox vàng xước được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất như bàn ghế sofa, khung cửa, vách ngăn,…
Inox xước đen
Inox xước đen là vật liệu có màu sắc huyền bí sau khi trải qua quá trình mạ đen. Chúng ta có thể bắt gặp gặp inox xước đen trong sản xuất biển hiệu, ốp tường hay các vỏ đồ gia dụng,…
Inox xước vàng hồng
Vật liệu inox xước vàng hồng được đánh giá có màu sắc vô cùng thời thượng với sự kết hợp hoàn hảo giữa màu vàng và màu hồng. Màu vàng thể hiện sự sang trọng, quý phái, trong khi đó màu hồng lại đem tới cảm giác nhẹ nhàng, dịu dàng.
Inox xước hồng
Inox xước mạ màu hồng là vật liệu phá cách mang đến sự táo bạo trong thiết kế trang trí. Vật liệu phá vỡ mọi quy chuẩn của các loại inox thông thượng tạo nên nét đẹp rất riêng, vừa tinh tế ngọt ngào.
Inox xước đồng
Đây là vật liệu thông dụng và được yêu thích bởi màu sắc hài hòa dễ phối đồ. Đặc biệt là khi trang trí không gian theo phong cách cổ điển tạo cảm giác bí ẩn, cổ kính.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ thông tin inox xước là gì, quy trình sản xuất cũng như các loại inox xước phổ biến. Thông qua những chia sẻ trên của chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn chọn được loại inox xước phù hợp.